Skip to content

Chăm sóc chó cưng trong mùa lạnh

4 Phương pháp:
1. Chăm sóc chó trong mùa lạnh
2. Duy trì sức khỏe cho chó vào mùa đông
3. Chuẩn bị nơi trú ẩn cho chó sống ngoài trời vào mùa đông
4. Giữ ấm cho chó ở ngoài trời trong mùa đông

Chú cún nhà bạn có run rẩy khi chỉ vừa mới ra ngoài được vài phút hay chúng thích vui đùa trong tuyết? Trong những tháng ngày đông lạnh, loài chó cũng cảm thấy lạnh như con người, đặc biệt khi giống chó này không có khả năng chịu lạnh. Tuy nhiên, một số loài chó khác có bản năng chịu lạnh tốt hơn so với con người. Để giữ ấm cho chú cún vào mùa đông, bạn cần nắm rõ nguồn gốc và sức khỏe của chúng, cũng như lưu ý rằng phải dành thời gian bảo vệ cho thú cưng trong tiết trời giá buốt.

Chăm sóc chó trong mùa lạnh

1. Vệ sinh cho chó đúng cách.
Không nên tỉa, cạo, hoặc cắt lông chó vì bộ lông có chức năng giữ ấm cho cơ thể. Bạn cần tuân thủ nguyên tắc vệ sinh phù hợp, chải lông và gỡ rối kỹ lưỡng trong mùa đông, vì sợi lông rối xù không đủ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tuyết và mưa lạnh, cũng như không cách nhiệt hiệu quả. Vệ sinh phù hợp giúp ngăn chặn tình trạng gàu ở chó trong mùa đông khô hanh nếu thú cưng của bạn gặp phải vấn đề này.

2. Tắm cho chó trong nhà
Chú cún phải hoàn toàn khô ráo trước khi ra ngoài. Nên tắm ít cho thú cưng vào mùa đông, hoặc thậm chí là bỏ qua thủ tục vệ sinh này. Bạn nên lưu ý rằng vào mùa lạnh lông chó rất lâu khô. Điều này giúp chúng tránh được tình trạng cảm lạnh nghiêm trọng.
  • Nếu cần thiết, bạn nên tắm nhanh cho chó bằng nước ấm và lau khô thật nhanh. Không tắm bằng nước lạnh vì sẽ khiến cho thú cưng bị run lạnh, và nhiệt độ thấp sẽ làm cho cơ thể chú cún khó ấm lại.

3. Tỉa phần lông xung quanh đệm thịt ở chân
Điều này giúp ngăn ngừa đá và tuyết tích tụ giữa kẻ chân. Sau khi đi dạo ngoài trời, bạn nên kiểm tra lòng bàn chân của chú cún để loại bỏ vết nứt, xước, và dị vật. Nếu có thể, bạn nên bảo vệ lòng bàn chân của chúng bằng cách thoa vaseline hoặc E45 để dưỡng ẩm, nhưng vẫn phải cẩn thận vết chân dính quanh sàn nhà!
  • Nếu chó không mang giày, bạn nên lau sạch muối và hóa chất làm tan chảy tuyết sau mỗi lần đi dạo; hóa chất có thể độc hại và muối sẽ gây kích ứng.

4. Không cho chó ăn quá nhiều
Chú cún cần ăn thường xuyên và chất lượng trong mùa lạnh để tích trữ năng lượng và thân nhiệt. Tuy nhiên, chó nhà thường không cần ăn nhiều trong mùa đông. Nếu không chúng sẽ bị thừa cân.
  • Bạn chỉ cho chó ăn nhiều nếu chúng sống ngoài trời và hoạt động nhiều trong mùa đông. Trao đổi với bác sĩ thú y về nhu cầu năng lượng cụ thể của chú cún.
  • Luôn cung cấp đủ nước sạch, không đóng băng cho chó ở trong và bên ngoài nhà. Bạn có thể mua loại bát giữ nhiệt để dùng ở ngoài trời.

———————————————————————-
Lời khuyên

  • Đặt chai nước nóng dưới ổ nằm của chó để làm ấm nhanh.
  • Hạn chế cho chó ra ngoài trời lạnh giá. Nếu nhà có cửa riêng dành cho thú cưng, hoặc lối vào cho chó để tránh rét, bạn vẫn nên theo dõi số thời gian chó ra ngoài trong trường hợp chúng ở ngoài trời lạnh quá lâu.
  • Nếu bạn cảm thấy lạnh thì chú cún cũng như vậy. Do đó khi sắp xếp chỗ ngủ cho thú cưng bạn phải chọn vị trí mà bản thân cũng cảm thấy ấm áp.
  • Trước khi cho chó mặc áo khoác, bạn nên cho vào máy sấy trước từ 10 đến 15 phút. Điều này giúp tăng cường nhiệt độ cho chiếc áo khoác và khiến chú cún cảm thấy ấm áp khi đi ra ngoài.

Cảnh báo

  • Không bao giờ để chó nhà ở ngoài trời trong mùa đông. Chó cần thời gian để thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ. Nếu muốn để chó nhà ở ngoài trong thời tiết lạnh, bạn nên tập thích nghi cho chúng vào mùa thu để làm quen với sự thay đổi nhiệt độ và kích thích bộ lông mọc dày hơn.
  • Không để chó ở ngoài quá lâu trong điều kiện thời tiết giá rét.
  • Không để chó ở trong xe lạnh buốt. Khi tắt máy sưởi và nhiệt độ giảm nhanh, chiếc xe giống như tủ lạnh và không khí không những không lưu thông mà còn rất lạnh.
  • Nếu chó bị ngã xuống hồ hoặc sông băng, bạn nên gọi giúp đỡ. Không nên liều mình cứu chú cún.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *